Đề cương ôn tập CTM cuối kỳ - HKI, 2010-2011
Đăng ngày: 25/11/2010       Nguyễn Quang Huy

Đề cương ôn tập cuối kỳ môn học CTM

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC CHI TIẾT MÁY

Phần 2: Thi kết thúc học phần (cuối kỳ)

1-  Các dạng hỏng trong truyền động bánh răng và chỉ tiêu tính toán.

      Xác định ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép trong tính toán truyền động bánh răng.

2-  Thiết lập công thức tính bánh trụ răng thẳng theo độ bền tiếp xúc và độ bền uốn (cho biết công thức).

3- Phân tích các đặc điểm chính trong tính toán sức bền bánh răng trụ răng nghiêng.

4-  Giải thích và nêu rõ cách phương pháp xác định các thông số trong các công thức: Công thức tính ứng suất tiếp xúc, tính ứng suất uốn, tính khoảng cách tâm trục (chiều dài côn ngoài) và mô đun trong bộ truyền bánh trụ răng thẳng, răng nghiêng, bộ truyền bánh răng côn và bộ truyền trục vít (cho biết công thức). Nêu rõ cách sử dụng các công thức đó.

5-  Suy diễn công thức tính tỷ số truyền và vận tốc trượt trong truyền động trục vít. Nêu ý nghĩa.

6-  Thiết lập công thức tính bộ truyền trục vít về nhiệt. Nêu các giải pháp khi nhiệt độ bên trong hộp vượt quá nhiệt độ cho phép.

7-  Các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc của truyền động vít đai ốc. Lập công thức tính truyền động vít đai ốc theo độ bền mòn, độ bền và độ ổn định.

8-  Cấu tạo trục và phương pháp cố định các chi tiết trên trục. Nêu các biện pháp nâng cao độ bền mỏi của trục.

9- Lập công thức và nêu rõ mục đích, ý nghĩa bước tính thiết kế sơ bộ trục.

10- Mục đích bước tính kiểm nghiệm trục. Giải thích và nêu phương pháp xác định các thông số trong công thức tính hệ số an toàn trục. Nêu các giải pháp khi không đảm bảo hệ số an toàn.

11- Các loại ổ lăn và phạm vi sử dụng của chúng.

12- Nêu ý nghĩa, viết và giải thích công thức tính tải trọng quy ước Q trong tính toán khả năng tải động của ổ lăn. Trình bày cách xác định tải trọng dọc trục trong ổ đỡ - chặn.

13- Các dạng ma sát trong ổ trượt và nguyên lý bôi trơn thuỷ động. Chứng minh rằng trong ổ trượt đỡ có khả năng để hình thành chế độ ma sát ướt.

14- Tính toán ổ trượt bôi trơn ma sát ướt. Nêu các giải pháp khi ổ không đảm bảo chế độ bôi trơn ma sát ướt.

15- Mục đích và phương pháp tính ổ trượt theo áp suất p và tích số pv.

16- Thiết lập công thức tính đường kính và số vòng lò xo xoắn ốc trụ chịu kéo nén.

17- So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền bánh răng và bộ truyền trục vít. Ưu nhược điểm của bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng so với răng thẳng.

18- So sánh ưu nhược điểm của ổ lăn so với ổ trượt và phạm vi sử dụng các loại ổ này.

19- Các loại khớp nối chính và nêu phương pháp lựa chọn khớp nối

20- Bài tập

20.1. Xác định các thông số (m, b, z, x, dw) của bộ truyền bánh trụ răng thẳng, răng nghiêng và răng chữ V

     20.2. Xác định tải trọng dọc trục, tải trọng quy ước Q và khả năng tải động C của ổ lăn

20.3. Xác định phương, chiều và trị số lực ăn khớp cho các cấp trong hộp giảm tốc 2 cấp

20.4. Tính đường kính trục theo mômen xoắn, định kích thước các đoạn trục và vẽ sơ đồ thể hiện kết cấu trục.





Các tin khác:

Video giới thiệu

Tin tức mới

Liên kết nhanh

Lượt truy cập

Tổng truy cập
0921738
Trực tuyến
000005